Hướng dẫn sử dụng iPOS CRM

  1. Home
  2. Hướng dẫn sử dụng iPOS CRM
  3. Cài đặt nhà hàng và món
  4. Cài đặt món

Cài đặt món

Biên tập nội dung hiển thị món

Một số thông tin món thường được thay đổi khác so với phần mềm bán hàng bao gồm tên, thứ tự hiển thị trên thực đơn và thêm ảnh món. Trong trường hợp thực đơn trên phần mềm bán hàng chưa được sắp xếp theo mô hình món cha món con, bạn cần tạo thêm các món cha để khách hàng thao tác chọn món dễ dàng hơn.

*Lưu ý: Khi khách hàng chọn món và đặt hàng, hệ thống cần nhận diện món khách đã chọn thông qua mã món. Bên cạnh đó, giá món hiển thị trên các kênh kết nối phải giống với giá bán trên máy bán hàng. Vì vậy bạn không thể chỉnh sửa 2 thông tin này.


Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập Nhà hàng và món > Ấn Món dưới tên cửa hàng

Bước 2: Ấn Chỉnh sửa dưới tên món ăn

Bước 3: Chỉnh sửa món

Các thông tin nên được để mặc định theo phần mềm bán hàng

  • Tên món: Tên món ăn
  • Loại Món: Phân biệt món thường, món cha, món con hoặc món ăn kèm
  • Có bán: Tick vào để kích hoạt món ăn bán hoặc không bán
  • Bán mang về và giao hàng: Cho phép món ăn bán online

Các thông tin cần chỉnh sửa để thực đơn hiển thị rõ ràng, đẹp mắt hơn:

  • Bán qua kênh phân phối: Cho phép món ăn hiển thị ra các kênh bán hàng online như Zalo, Facebook, iPOS Self Order,… Mặc định đã được chọn khi món được đồng bộ lên CRM. Bạn có thể bỏ chọn nếu không cho món hiển thị trên các kênh bán hàng online
  • Thứ tự: Sắp xếp món theo thứ tự từ bé đến lớn, món số 1 hiển thị trên cùng và các món thứ tự tăng dần hiển thị bên dưới.
  • Mô tả: Mô tả món ăn. Với các món con, bạn cần nhập mô tả là tên ngắn của món. Ví dụ: Tên món là “Trà sữa size L” thì mô tả là “Size L”
  • Ảnh món: Ảnh món được đồng bộ 1 lần đầu tiên từ phần mềm bán hàng. Bạn có thể thay đổi hình ảnh này. Kích thước ảnh chiều ngang 800px, chiều dọc, 533px, dung lượng <150kb.
  • Nhóm món: Có thể đổi sang nhóm món khác. Ví dụ, đổi sang nhóm món bán chạy để hiển thị lên trên cùng của thực đơn.
  • Món ăn kèm: Chọn món ăn kèm vào món thường hoặc món cha

Bước 4: Tạo món cha (bạn chỉ cần tạo món khi thực đơn trên phần mềm bán hàng chưa được sắp xếp theo mô hình món cha món con). Món cha là một món ảo khách không thể thêm vào giỏ hàng. Mục đích của việc tạo món cha là để chứa các món con, từ đó rút ngắn thực đơn hiển thị cho người mua hàng. Ví dụ, trên phần mềm bán hàng có một món 2 size lớn bé khác nhau, thì trên các kênh online, danh sách món được trải dài hết theo chiều dọc màn hình. Như vậy thực đơn sẽ rất dài, khách hàng khó xem thực đơn và chọn món. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tạo ra món cha là món đại diện giá bằng giá món con thấp nhất. Theo đó, khi khách hàng ấn vào món cha thì sẽ hiển thị popup có các món con và món ăn kèm, như hình dưới:

Các thông tin cần nhập khi tạo món cha:

  • Tên món: Tên món ăn đại diện cho các món con bên trong
  • Nhóm món: Danh mục món ăn trên thực đơn
  • Giá tại chỗ và giá mang về: bằng giá món con thấp nhất
  • Món ăn kèm: Chọn các món ăn kèm để hiển thị trên popup
  • Có bán: Chọn có bán
  • Hiển thị kênh phân phối: Cho phép món ăn hiển thị ra các tiện ích mở rộng như Zalo, Facebook…
  • Bán mang về và giao hàng: Cho phép khách được đặt giao hàng món này
  • Danh sách món con: Thêm các món con thuộc món cha
  • Thứ tự: Sắp xếp món theo thứ tự từ bé đến lớn, món số 1 đứng trên cùng, các món số lớn hơn đứng sau
  • Ảnh món: Ảnh đại diện món ăn. Kích thước ảnh chiều ngang 800px, chiều dọc, 533px, dung lượng <150kb
  • Sau khi thêm món cha, bạn cần nhập mô tả món con là tên ngắn của món. Ví dụ: Tên món là “Trà sữa size L” thì mô tả là “Size L”
Was this article helpful to you? Yes 2 No

How can we help?