1. Home
  2. Hướng dẫn sử dụng iPOS Accounting
  3. Kế toán tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định

Mô tả nghiệp vụ

Để thực hiện quản lý tài sản cố định trên phần mềm, anh chị thực hiện theo các bước sau:

– Hạch toán nguyên giá TSCĐ và các chi phí liên quan

– Khai báo thẻ tài sản cố đinh

– Tính khấu hao tài sản cố định

Video hướng dẫn

Hướng dẫn chi tiết

I. Hạch toán nguyên giá TSCĐ và các chi phí liên quan

     a. Mua tài sản cố định thanh toán ngay

TSCĐ mua về, thực hiện thanh toán ngay cho nhà cung cấp, kế toán thực hiện ghi nhận khoản tiền chi, đồng thời ghi nhận tăng nguyên giá của TSCĐ

Thao tác thực hiện: “Phân hệ & nghiệp vụ → Kế toán tiền → Phiếu chi ( báo nợ nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng)”, giao diện màn hình phiếu chi sẽ xuất hiện như hình:

Giao diện hạch toán chi mua TSCĐ

Điền đầy đủ thông tin như hình

     b. Mua TSCĐ chưa thanh toán

TSCĐ mua về, chưa thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán thực hiện ghi nhận khoản công nợ, đồng thời ghi nhận tăng nguyên giá của TSCĐ

Thao tác thực hiện: “Phân hệ & nghiệp vụ → Kế toán tiền → Phiếu kế toán”, giao diện màn hình phiếu chi sẽ xuất hiện như hình:

Giao diện hạch toán mua TSCĐ

Điền đầy đủ thông tin như hình

Trường hợp có các khoản chi phí liên quan như lắp đặt, bốc dỡ, anh chị thực hiện hạch toán tương tự

2. Lập thẻ theo dõi TSCĐ

Khi mua tài sản cố định, cần lập thẻ theo dõi cho TSCĐ đó: về thời gian khấu hao, bộ phận sử dụng, tình trạng sử dụng, các tài khoản hạch toán khấu hao TSCĐ…

Để thực hiện lập thẻ TSCĐ, thao tác như sau:

“Phân hệ & nghiệp vụ → Tài sản → Thẻ tài sản cố định”, giao diện màn hình thẻ tài sản cố định xuất hiện như hình:

Giao diện lập thẻ TSCĐ

Các thông tin cần nhập liệu:

– Số thẻ: Nhảy tự động theo quy tắc đã đặt.

– Tên tài sản, ký hiệu tài sản, loại tài sản

– Ngày đưa vào sử dụng: ngày đưa tài sản cố định vào bắt đầu sử dụng

– Tình trạng sử dụng

– Đối tượng sử dụng: bộ phận sử dụng TSCĐ

– Ngày thanh lý, ngày ngừng khấu hao: tự nhảy khi thực hiện thanh lý, ghi giảm

– Đơn vị tính, số lượng

– Phương pháp khấu hao: thường chọn theo tháng

– Số tháng khấu hao: tổng số tháng khấu hao

– Năm sản xuất, nước sản xuất

– Tài khoản nguyên giá 211, 212: tài khoản nguyên giá phải đồng nhất với chứng từ gốc ghi tăng nguyên giá

– Tài khoản khấu hao 214:

– Tài khoản chi phí: Tài khoản chi phí khấu hao TSCĐ

– Mục chi phí phải chọn chi phí khấu hao TSCĐ, công việc

– Lý do tăng: lý do ghi tăng TSCĐ

– Nguồn vốn: nguồn vốn hình thành tài sản số định

– Ngày hiệu lực: ngày bắt đầu tính khấu hao trên Phần mềm Kế toán

– Nguyên giá: tổng giá trị hình thành TSCĐ để tính khấu hao (nguyên giá + chi phí lắp đặt, sửa chữa…)

– Khấu hao ban đầu: giá trị hao mòn đã khâu hao từ đầu đến khi bắt đầu sử dụng phần mềm

– Giá trị còn lại ban đầu: bằng nguyên giá – khấu hao ban đầu

Lưu ý: Khi nhập ngày hiệu lực phải lớn hơn hoặc bằng so với ngày đưa vào sử dụng

3. Tính khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ sẽ được thực hiện vào thời điểm cuối tháng trước khi thực hiện việc kết chuyển số dư để xác định kết quả kinh doanh của từng tháng. Hết tháng là phải làm bút toán khấu hao.

Cách thực hiện : “Nghiệp vụ → Tài sản cố định → Tính khấu hao” sẽ xuất hiện giao diện như Hình:

   Chọn kỳ số liệu cần tính, rồi ấn nút “Đồng ý” sẽ ra giao diện cập nhật tất cả thẻ TSCĐ như hình:

Giao diện tính khấu hao TSCĐ

– Kích nút “Tính khấu hao TSCD” là ta tính khấu xong kỳ số liệu mà ta đã chọn

– Nếu muốn xóa khấu hao thì chọn nút “Xóa khấu hao”

Kiểm tra báo cáo liên quan tài sản cố định:

– Sổ chi tiết tài sản cố định (Báo cáo → Tài sản cố định→ Sổ chi tiết tài sản cố định).

– Các loại sổ chi tiết, sổ cái, nhật ký chung, bảng cân đối phát sinh….

Tags , ,
Was this article helpful to you? Yes No

How can we help?